1. Định nghĩa
Một bệnh nhân được xác định ngưng hô hấp tuần hoàn khi
- Mất tri giác: Lay gọi, kích thích đau không đáp ứng
- Ngưng thở: Ngưng cử động bụng, ngực, phổi không nghe thông khí cả 2 bên
- Mất mạch: Bắt mạch cảnh 2 bên không thấy
2. Lâm sàng
a. Bệnh sử
Hoàn cảnh phát hiện bệnh nhân ngưng hô hấp tuần hoàn
b. Tiền sử
- Bệnh nội khoa
- Chấn thương, phẫu thuật
- Dùng thuốc
- Dị ứng
b. Khám lâm sàng
Khi xác định bệnh nhân bị ngưng hô hấp tuần hoàn, ngay lập tức điều trị cấp cứu cho bệnh nhân, không được mất thời gian vào việc thăm khám mà làm ảnh hưởng đến thời gian vàng điều trị. Tốt nhất vừa điều trị vừa khám đánh giá lâm sàng. Việc khám lâm sàng nhằm xác định nguyên nhân. Hình thái điện tim để định hướng cấp cứu
+ Rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch nên sock điện khử rung sớm
+ Vô tâm thu hoặc hoạt động điện vô mạch không phải sock điện
Nguyên nhân của hoạt động điện vô mạch
+ Giảm oxy máu
+ Giảm thể tích tuần hoàn
+ Toan hóa máu
+ Tăng hoặc hạ kali máu
+ Hạ thân nhiệt
+ Chèn ép tim cấp
+ Tràn khí màng phổi áp lực
+ Huyết khối (nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi)
3. Điều trị
Việc điều trị cho bệnh nhân ngừng hô hấp tuần hoàn phải được tiến hành khẩn trương, sớm nhất có thể, các bước được thực hiện đồng bộ nhau theo thứ tự CAB gồm
- Ấn tim ngoài lồng ngực giúp máu lưu thông đến các mô nuôi dưỡng chúng, tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân và hạn chế tối đa biến chứng suy các cơ quan. Ấn ngực sâu từ 3-5cm, với tần số >100 lần/phút và phải được thực hiện ngay khi phát hiện bệnh nhân ngưng tim (mất mạch cảnh). Việc ấn tim ngoài lồng ngực phải được thực hiện liên tục, không được gián đoạn kể cả khi bóp bóng qua nội khí quản, chỉ ngưng < 10 giây khi thực hiện sock điện
- Mắc monitor kiểm tra hoạt động điện của tim để biết loại nhịp gì để có quyết định sock điện hay không, đồng thời theo dõi nhịp tim sau khi có nhịp lại
- Sock điện nên được thực hiện sớm khi phát hiện bệnh nhân bị rung thất hay nhịp nhanh thất vô mạch. Tỉ lệ sống còn là >90% nếu sock điện sớm trong vòng 1 phút khi bị rung thất. Tỉ lệ này giảm mỗi 10% mỗi phút trôi qua
- Khai thông đường thở, đặt nội khí quản và bóp bòng đảm bảo cung cấp dưỡng khí cho máu đi nuôi cơ thể
- Lập đường truyền đưa thuốc vào cho việc cấp cứu và bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị giảm thể tích.
Các thuốc được sử dụng gồm thuốc vận mạch và chống loạn nhịp
+ Thuốc vận mạch: Khởi đầu tiêm tĩnh mạch Adrenalin 1mg, lập lại mỗi 3-5 phút. Trong trường hợp không thể lập đường truyền tĩnh mạch, có thể đưa thuốc vào cơ thể qua nội khí quản
+ Thuốc chống loạn nhịp: Amiodarone 300mg tiêm tĩnh mạch và lặp lại liều thứ hai với liều 150mg có thể giúp ích khi sock điện rung thất và nhịp nhanh thất thất bại
4. Chăm sóc sau hồi sức
Theo dõi monitor sinh hiệu, SpO2 máu, nhịp tim, phát hiện sớm tình trạng ngừng tim tái diễn. Tìm kiếm, điều trị nguyên nhân gây ngưng hô hấp tuần hoàn. Theo dõi đường máu, điện giải, kiềm toan máu
3. Điều trị
Việc điều trị cho bệnh nhân ngừng hô hấp tuần hoàn phải được tiến hành khẩn trương, sớm nhất có thể, các bước được thực hiện đồng bộ nhau theo thứ tự CAB gồm
- Ấn tim ngoài lồng ngực giúp máu lưu thông đến các mô nuôi dưỡng chúng, tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân và hạn chế tối đa biến chứng suy các cơ quan. Ấn ngực sâu từ 3-5cm, với tần số >100 lần/phút và phải được thực hiện ngay khi phát hiện bệnh nhân ngưng tim (mất mạch cảnh). Việc ấn tim ngoài lồng ngực phải được thực hiện liên tục, không được gián đoạn kể cả khi bóp bóng qua nội khí quản, chỉ ngưng < 10 giây khi thực hiện sock điện
- Mắc monitor kiểm tra hoạt động điện của tim để biết loại nhịp gì để có quyết định sock điện hay không, đồng thời theo dõi nhịp tim sau khi có nhịp lại
- Sock điện nên được thực hiện sớm khi phát hiện bệnh nhân bị rung thất hay nhịp nhanh thất vô mạch. Tỉ lệ sống còn là >90% nếu sock điện sớm trong vòng 1 phút khi bị rung thất. Tỉ lệ này giảm mỗi 10% mỗi phút trôi qua
- Khai thông đường thở, đặt nội khí quản và bóp bòng đảm bảo cung cấp dưỡng khí cho máu đi nuôi cơ thể
- Lập đường truyền đưa thuốc vào cho việc cấp cứu và bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị giảm thể tích.
Các thuốc được sử dụng gồm thuốc vận mạch và chống loạn nhịp
+ Thuốc vận mạch: Khởi đầu tiêm tĩnh mạch Adrenalin 1mg, lập lại mỗi 3-5 phút. Trong trường hợp không thể lập đường truyền tĩnh mạch, có thể đưa thuốc vào cơ thể qua nội khí quản
+ Thuốc chống loạn nhịp: Amiodarone 300mg tiêm tĩnh mạch và lặp lại liều thứ hai với liều 150mg có thể giúp ích khi sock điện rung thất và nhịp nhanh thất thất bại
4. Chăm sóc sau hồi sức
Theo dõi monitor sinh hiệu, SpO2 máu, nhịp tim, phát hiện sớm tình trạng ngừng tim tái diễn. Tìm kiếm, điều trị nguyên nhân gây ngưng hô hấp tuần hoàn. Theo dõi đường máu, điện giải, kiềm toan máu
Tags:
Hồi sức cấp cứu