1.
Dấu hiệu Fleischner
Dấu hiệu Fleischner được bác sỹ X quang người úc, Felix George Fleischner
(1893-1969) mô tả vào năm 1961, là dấu hiệu động mạch phổi giãn to và tăng đậm
do tăng áp phổi hoặc do thuyên tắc phổi gây ra bởi cục huyết khối lớn được thấy
trên phim X quang ngực, CT mạch máu phổi (CTPA) hoặc MR mạch máu phổi (MRPA). Dấu
hiệu này có độ nhạy thấp nhưng lại có độ chuyên biệt cao trong thuyên tắc phổi.
2. Dấu hiệu Westermark
Dấu hiệu Westermark là dấu hiệu thiếu máu vùng phổi sau động
mạch phổi bị tắc (tắc trung tâm) với biểu hiện một vùng phổi giảm các mạch máu
và tăng sáng hơn mô phổi bình thường trên X quang ngực thẳng.
Dấu hiệu Westermark được mô tả lần đầu tiên vào năm 1938 bởi
bác sỹ X quang người Thụy Điển, Nils Johan Hugo Westermark (1892-1980). Dấu hiệu
này có độ nhạy thấp (11%) và độ chuyên biệt cao (92%) trong thuyên tắc phổi,
nghĩa là nó hiếm gặp trên X quang phổi của bệnh nhân nhân thuyên tắc phổi, tuy
nhiên khi thấy được trên phim X quang phổi khả năng rất cao bệnh nhân có thuyên
tắc phổi.
3. Dấu Palla
Được đặt theo tên bác sỹ X quang người Ý tên Antonio Palla được
mô tả đầu tiên vào năm 1983. Dấu Palla là dấu hiệu nhánh liên thùy dưới của động mạch phổi phải lớn và cắt cụt
được thấy ở 25% bệnh nhân có thuyên tắc phổi
4. Dấu hiệu Hampton hump
Được mô tả đầu tiên năm 1940 bởi Aubrey Otis Hampton (1900-1955), một bác sỹ X
quang người Mỹ. Biểu hiện trên X quang ngực là hình mờ hình tam giác hay hình vòm
có đáy nằm trên màng phổi, đỉnh hướng vào rốn phổi gây ra do nhồi máu phổi thứ
phát sau thuyên tắc phổi
Tags:
X quang