1. Mô tả
Đứng bên cạnh bệnh nhân, người khám đặt một tay lên xương bả vai của bên đang được kiểm tra và cánh tay được nâng lên một
cách thụ động và uốn cong hết cỡ bằng bàn tay khác của người khám. Nếu xuất hiện đau, dấu hiệu dương tính. Trong lịch sử, các thử nghiệm sau đó đã phải được lặp đi lặp lại sau khi tiêm thuốc gây tê cục bộ.
2. Nguyên nhân
✦ Chấn thương gân, dây chằng khớp vai
✦ Viêm bao hoạt dịch mỏm cùng vai
3. Cơ chế
Các cơ bao xung quanh khớp vai (cơ delta, cơ dưới gai, cơ tròn bé và cơ dưới vai) có nguồn gốc từ xương bả vai và bám vào các mấu chuyển khác nhau của xương cánh tay. Chúng được thiết kế để ổn định và giữ / kéo đầu của xương cánh tay vào trong khớp vai và để nâng cao xương cánh tay.
Những cơ và gân vượt qua giữa mỏm cùng vai và xương cánh tay thông qua một không gian hẹp. Bất cứ điều gì mà có thể thu hẹp không gian này (ví dụ thay đổi
thoái hóa, gai xương, thay đổi giải phẫu do lạm dụng hoặc cơ có số lượng lớn bất thường) có thể gây ra va chạm vào các dây chằng và cơ và cuối cùng gây hư hỏng và đứt rách dây chằng.
Nghiệm pháp va chạm (là một trong số nhiều nghiệm pháp của Neer) phụ thuộc vào một lực được thực hiện để ép gân, dây chằng khớp vai giữa người đầu xương cánh tay và mỏm cùng vai để tái tạo ‘va chạm’.
Trong nghiệm pháp của Neer, bằng cách cố định và nâng cao tay xoay tối đa, xương cánh tay và dây chằng khớp vai (gân cơ delta nói riêng) và có khả năng một vài cơ buộc phải tiếp xúc với dây
chằng acromioclavicular và cạnh trước của mỏm cùng vai, gây đau đớn.
4. Ý nghĩa
Nghiệm pháp Neer dương tính có giá trị giới hạn trong việc cô lập vị trí của tổn thương, như hầu hết các loại chấn thương vai sẽ gây đau khi làm các nghiệm pháp. Các nghiệm pháp tốt hơn ở việc loại trừ chấn thương có thể. Đó là nếu nghiệm pháp là âm tính, không chắc cụ thể chính xác tổn thương đã xảy ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra:
• Độ nhạy cảm 75-89% và độ đặc hiệu
32-48% với NLR 0,4 để xác định viêm dây chằng khớp vai
• Độ nhạy 88% và độ đặc hiệu 43% với TLR 0.3 để phát hiện đứt rách dây chằng khớp vai.