Lịch sử:
Dung dịch Ringer được phát minh vào năm 1880 bởi một vị bác sỹ cũng là nhà sinh lý người Anh tên Sydney Ringer khi ông đang nghiên cứu nhịp đập của tim ếch ngoài cơ thể. Ông hi vọng tìm ra những chất trong máu cho phép quả tim cô lập này có thể đập được một thời gian. Dung dịch Ringer nguyên thủy với các muối vô cơ dần được sử dụng phổ biến. Vào những năm 1930, một vị bác sỹ nhi khoa người Mỹ tên Alexis Hartmann đã thêm lactat vào dung dịch Ringer nguyên thủy với mục đích điều trị nhiễm toan. Từ đó, dung dịch Ringer lactat còn được gọi là dung dịch Hartmann
Thành phần:
Một lít dung dịch Ringer lactat chứa:
- 130 mEq Na+ (sodium) = 130 mmol/L
- 109 mEq Cl- (chloride) = 109 mmol/L
- 28 mEq lactat = 28 mmol/L
- 4 mEq K+ (potassium) = 4 mmol/L
- 3 mEq Ca++ (calcium) = 1.5 mmol/L
Tính chất: Dung dịch Ringer lactat là dung dịch đẳng trương, tức có nồng độ thẩm thấu bằng nồng độ thẩm thấu của huyết tương (khoảng 273 mOsm/L). pH = 6.5
Chuyển hóa: Lactat trong dung dịch Ringer lactat được chuyển hóa bởi gan thành bicarbonate điều chỉnh toan chuyển hóa
Tương tác: Không được trộn chung với kháng sinh Ceftriaxone (Rocephin) do calcium trong dung dịch Ringer lactat sẽ kết tủa với Ceftriaxone
Dung dịch này có calcium, nên không được dùng chung bộ dây truyền với máu vì nguy cơ gây đông máu
Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ phòng
Chỉ định: Được dùng để bồi hoàn thể tích tuần hoàn, nước và điện giải khi người bệnh không thể uống (hôn mê, nôn ngay khi uống, sốc)
Toan chuyển hóa (được dùng cùng glucose)
Chỉ được dùng trong bệnh viện dưới sự giám sát của bác sỹ (lâm sàng, điện giải đồ, hematocrit)
Chống chỉ định: Nhiễm kiềm chuyển hóa, suy tim, phù, đang dùng digitalis (calcium trong dung dịch Ringer lactat có thể gây loạn nhịp tim dẫn đến tử vong)
Thận trọng: Suy gan, suy thận, tăng kali máu. Không dùng để tim bắp
Tags:
Từ điển dược