Chẩn đoán đái tháo đường ADA 2017

Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường
Dựa trên 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
a. Đường máu lúc đói (lấy máu tĩnh mạch) >= 126 mg/dl (7mmol/l) (sau 8h không dung nạp calo) (đo 2 lần khác nhau)
b. Đường máu bất kỳ >= 200mg/dl (11,1mmol/l) và có các biểu hiện của tăng đường máu (uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không lý giải được)
c. Đường huyết sau 2 giờ uống 75g glucose (nghiệm pháp dung nạp glucose) >= 200mg/dl (11,1mmol/l)
d. HbA1C >= 6,5%, được thực hiện tại chính xác tại phòng xét nghiệm có kiểm chuẩn và theo phương pháp đã chuẩn hóa (dùng trong nghiên cứu DCCT)
(Đái tháo đường thai kỳ sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán khác)
Trong trường hợp bệnh cảnh không cấp tính, không mất bù chuyển hóa, cần thực hiện lặp lại 1 trong 3 tiêu chuẩn trên vào một ngày khác để xác định chẩn đoán. Đo HbA1C lần thứ hai trong trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng của tăng đường huyết và không chẩn đoán được bằng các tiêu chuẩn khác. Nghiệm pháp dung nạp glucose là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán đái tháo đường, nhưng không được thực hiện thường quy vì tính phức tạp, lặp lại kém. Tiêu chuẩn đường máu đói đơn giản hơn và thường được thực hiện trên lâm sàng
Các tình trạng rối loạn đường huyết khác
- Rối loạn đường huyết đói: Đường huyết tĩnh mạch lúc đói từ 100 đến 125 mg/dl
- Rối loạn dung nạp glucose: Đường huyết tĩnh mạch 2 giờ sau khi uống 75g đường (khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose) trong khoảng >=140 mg//dl đến 200 mg/dl
Những tình trạng rối loạn đường huyết này chưa đủ để đoán đoán đái tháo đường nhưng vẫn là yếu tố nguy cơ xuất hiện biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường, gọi là tiền đái tháo đường
Phân loại đái tháo đường
a. Đái tháo đường type 1 (Chiếm 10% ở vùng châu Á Thái Bình Dương)
b. Đái tháo đường type 2 (Chiếm khoảng 85 - 90%)
c. Đái tháo đường thai kỳ
d. Các type đặc biệt khác:
- Di truyền: bệnh lý về gen, nhiễm sắc thể
- Bệnh lý tuyến tụy: viêm, chấn thương, u tụy, cắt tụy, xơ sỏi tụy...
- Bệnh nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận, u tiết glucagon
- Do thuốc: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp
- Nhiễm trùng: Rubella bẩm sinh, Cytomegalovirus
Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
- Tuổi > 45
- Béo phì
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Tăng huyết áp (>=140/90 mmHg)
- Rối loạn mỡ máu: HDL-C =< 35 mg/dl, Triglycerid >= 250 mg/dl
- Có tiền căn rối loạn đường máu đói hoặc rối loạn dung nạp glucose trong các lần thử trước đây
- Gia đình có người bị đái tháo đường (trực hệ: cha, mẹ, anh chị em)
- Sắc dân nguy cơ: châu Á, người Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha, người thổ dân châu Mỹ
Những người có một trong số các yếu tố nguy cơ trên cần tầm soát đái thái đường định kỳ (trung bình mỗi 3 năm, nguy cơ cao tầm soát mỗi năm)
Previous Post Next Post